Giảng viên: Hồ Thị Như Quỳnh



Tìm Hiểu Thêm

Lợi ích từ khóa học

  • Hiểu rõ hơn về trẻ em, tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ em.
  • Biết được cách kiềm chế sự tức giận, căng thẳng của mình khi thấy trẻ bướng bỉnh, làm sai lời.
  • Biết được cách đưa ra những lời khuyên hay, những nội quy tốt để trẻ dễ làm theo.
  • Biết được cách lắng nghe một cách tích cực để hiểu trẻ hơn, hiểu bản thân hơn.
Đối tượng mục tiêu
Bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi được trang bị kiến thức cơ bản nhất trong giai đoạn đầu đời của trẻ

Tổng quan

“Làm bạn cùng con” là một chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ bởi giữa mong muốn và hiện thực luôn có khoảng cách không nhỏ: làm sao để cha mẹ là người bạn thật sự của con?

Giữa nhịp sống quay cuồng với nỗi lo cơm áo gạo tiền, không ít phụ huynh vẫn túc trực một câu hỏi: vì sao có những lúc không thể gần con, không thể hiểu con? Chưa nói đến những khoảng cách “dịu vợi” trong quan điểm sống, mà đơn giản là chuyện cùng nghĩ về việc học, việc làm, nhiều phụ huynh vẫn thường nhận được sự bất đồng từ con trẻ.

Tuy tôn trọng sự lựa chọn của con, nhưng các bậc cha mẹ vẫn không lý giải được vì sao con không đồng thuận với mình dù mình… có lý! Để hiểu con, cha mẹ cần thay đổi không ngừng theo sự lớn lên của con và sự phát triển của xã hội. Rõ ràng, việc làm cha, mẹ là một công việc khó khăn và đòi hỏi phải học tập rất nhiều.

Giữa hai thế hệ khác biệt, hiểu con là cả một nghệ thuật mà thử thách đầu tiên là trở thành một người bạn của con, một người bạn thực sự biết lắng nghe con và nói cho con nghe. Khi phụ huynh đã không cho con biết câu chuyện, cảm xúc của mình thì con cái không muốn tâm sự cũng là điều dễ hiểu. Do vậy, trước hết phụ huynh cần xem con là người bạn đúng nghĩa mới có thể nhận lại điều tương tự từ con cái, từ đó giúp cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ khắng khít hơn.

Làm bạn với con hay đúng hơn là làm bạn với nhau là mối quan hệ hai chiều, không một bên nào “cố quá” mà cả hai đều cần sự mở lòng thật sự, bởi vốn dĩ khi con trẻ được sinh ra, cha mẹ có thêm những người-bạn-lớn-cùng-huyết-thống. Và với con trẻ, cha mẹ trở thành người bạn đồng hành vô điều kiện, nên để giữ gìn sự đồng hành đó, hơn hết cha mẹ cần đắp lên những viên gạch yêu thương, bền chắc và đầy sự tôn trọng…

Yêu cầu của khóa học

Máy tính, điện thoại có kết nối internet.

Giáo trình

Giai đoạn 1 – Giai đoạn mầm non
  • Bài 1 Dành thời gian cho con
    05:58
  • Bài 2 Tạo ra những kỉ niệm đẹp
    04:23
  • Bài 3 Đôi khi giả vờ “ngu”
    04:32
  • Bài 4 Tạo ký ức cho con
    04:41
  • Bài 5 Thể hiện những cử chỉ yêu thương
    04:59
Giai đoạn 2 – Giai đoạn tiểu học
  • Bài 6 Sắp xếp thứ tự các mục tiêu
    06:33
  • Bài 7 Cần tìm hiểu về tâm sinh lý của trẻ và hãy làm mẫu cho con
    05:11
  • Bài 8 Học sinh tiểu học đã cần biết lập kế hoạch
    03:14
  • Bài 9 Dành thời gian học cùng con
    03:49
  • Bài 10 Tôn trọng con tối đa
    02:08
  • Bài 11 Tôn trọng lý lẽ và các dẫn chứng khoa học
    03:01
  • Bài 12 Thưởng phạt phân minh và công bằng
    03:35
  • Bài 13 Cha mẹ luôn phải cố gắng làm gương cho con cái
    04:21
  • Bài 14 Nói đi đôi với làm
    04:21
Giai đoạn 3 – Giai đoạn trung học cơ sở
  • Bài 15 Đặt con ngang bằng khi trò chuyện
    05:49
  • Bài 16 Sự “mới lạ” về tâm sinh lý, môn học, môi trường mới
    04:36
  • Bài 17 Luôn xuất hiện đúng lúc
    04:50
  • Bài 18 Công nhận và khuyến khích
    04:50
  • Bài 19 Quan sát và lắng nghe
    04:04
  • Bài 20 Giao tiếp tích cực
    06:34
  • Bài 21 Giúp con xây dựng thời gian biểu
    05:54
Giai đoạn 4 – Giai đoạn phổ thông trung học
  • Bài 22 Thiết lập hệ thống “gia quy” trong nhà và thực hiện nghiêm túc
    06:59
  • Bài 23 Không tìm cách kiểm soát con
    04:28
  • Bài 24 Tâm sự thật nhiều để con luôn chia sẻ thông tin với bố mẹ
    04:06
  • Bài 25 Gần gũi với giáo viên chủ nhiệm của con
    04:03
  • Bài 26 Không tò mò đọc nhật kí của con hay dò hỏi bạn bè con
    02:57
  • Bài 27 Cùng con đàm phán trước khi ra quyết định
    03:07
  • Bài 28 Luôn đặt con ở vị trí người lớn để bàn bạc mọi việc chứ không áp đặt con bất kể việc gì
    03:27
  • Bài 29 Khi bố mẹ sai, cần xin lỗi con
    02:20
  • Bài 30 Bàn bạc với con về tương lai và chỉ cho con cả ưu và nhược điểm của từng phương án, tôn trọng lựa chọn của con
    02:53
  • Bài 31 Khi con có chuyện không ổn, bạn hãy quan sát và để con tự xử lý mọi việc chứ đừng vội nhúng tay vào. Tuy nhiên, hãy luôn sẵn sàng tư vấn khi con hỏi xin ý kiến
    03:52
Tổng kết khóa học

Đăng Ký Ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *